HMS Cotton (K510)
Lịch sử | |
---|---|
Hoa Kỳ | |
Tên gọi | DE-81 |
Đặt hàng | 1942 |
Xưởng đóng tàu | Bethlehem-Hingham Steel Shipyard, Hingham, Massachusetts |
Đặt lườn | 2 tháng 6, 1943 |
Hạ thủy | 21 tháng 8, 1943 |
Ngừng hoạt động | Chuyển giao cho Anh Quốc |
Xóa đăng bạ | 3 tháng 1, 1946 |
Tái đăng bạ | Được Anh hoàn trả, 5 tháng 11, 1945 |
Số phận | Bán để tháo dỡ, 1946 |
Lịch sử | |
Anh Quốc | |
Tên gọi | HMS Cotton (K510) |
Đặt tên theo | Charles Cotton |
Nhập biên chế | 8 tháng 11, 1943 |
Số phận | Hoàn trả cho Hoa Kỳ, 5 tháng 11, 1945 |
Đặc điểm khái quát | |
Lớp tàu | Phân lớp Buckley |
Trọng tải choán nước |
|
Chiều dài | 306 ft (93 m) |
Sườn ngang | 37 ft (11 m) |
Mớn nước |
|
Động cơ đẩy |
|
Tốc độ | 23 hải lý trên giờ (43 km/h; 26 mph) |
Tầm xa |
|
Sức chứa | 350 tấn dầu đốt |
Thủy thủ đoàn tối đa | 15 sĩ quan, 198 thủy thủ |
Hệ thống cảm biến và xử lý | |
Vũ khí |
|
HMS Cotton (K510) là một tàu frigate lớp Captain của Hải quân Hoàng gia Anh hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó nguyên được Hoa Kỳ chế tạo như chiếc DE-81 (chưa đặt tên), một tàu hộ tống khu trục lớp Buckley, và chuyển giao cho Anh Quốc theo Chương trình Cho thuê-Cho mượn (Lend-Lease). Tên nó được đặt theo Đô đốc Sir Charles Cotton (1753-1812), người đã từng tham gia các cuộc Chiến tranh Độc lập Hoa Kỳ, Chiến tranh Cách mạng Pháp và Chiến tranh Napoleon. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc tại Châu Âu, hoàn trả cho Hoa Kỳ năm 1945, và cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1946.
Thiết kế và chế tạo
[sửa | sửa mã nguồn]Buckley là một trong số sáu lớp tàu hộ tống khu trục được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo nhằm đáp ứng nhu cầu hộ tống vận tải trong Thế Chiến II, sau khi Hoa Kỳ chính thức tham chiến vào cuối năm 1941. Chúng hầu như tương tự nhau, chỉ với những khác biệt về hệ thống động lực và vũ khí trang bị. Động cơ của phân lớp Backley bao gồm hai turbine hơi nước General Electric để dẫn động hai máy phát điện vận hành hai trục chân vịt, và dàn vũ khí chính bao gồm 3 khẩu pháo pháo 3 in (76 mm)/50 cal.[1][2]
Những chiếc phân lớp Buckley (TE) có chiều dài ở mực nước 300 ft (91 m) và chiều dài chung 306 ft (93 m); mạn tàu rộng 37 ft 1 in (11,30 m) và độ sâu mớn nước khi đầy tải là 11 ft 3 in (3,43 m). Chúng có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn 1.430 tấn Anh (1.450 t); và lên đến 1.823 tấn Anh (1.852 t) khi đầy tải.[3] Hệ thống động lực bao gồm hai nồi hơi và hai turbine hơi nước General Electric công suất 13.500 mã lực (10.100 kW), dẫn động hai máy phát điện công suất 9.200 kilôwatt (12.300 hp) để vận hành hai trục chân vịt; [1][2] công suất 12.000 hp (8.900 kW) cho phép đạt được tốc độ tối đa 23 kn (26 mph; 43 km/h). Con tàu mang theo 359 tấn Anh (365 t) dầu đốt, cho phép di chuyển đến 6.000 nmi (6.900 mi; 11.000 km) ở vận tốc đường trường 12 kn (14 mph; 22 km/h).[3]
Vũ khí trang bị bao gồm pháo 3 in (76 mm)/50 cal trên ba tháp pháo nòng đơn đa dụng (có thể đối hạm hoặc phòng không), gồm hai khẩu phía mũi và một khẩu phía đuôi. Vũ khí phòng không tầm gần bao gồm hai pháo Bofors 40 mm và tám pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Con tàu có ba ống phóng ngư lôi Mark 15 21 inch (533 mm). Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và bốn máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu.[3][4] Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 200 sĩ quan và thủy thủ.[3]
Cotton được đặt lườn như là chiếc DE-81 tại xưởng tàu của hãng Bethlehem-Hingham Steel Shipyard ở Hingham, Massachusetts vào ngày 2 tháng 6, 1943 và được hạ thủy vào ngày 21 tháng 8, 1943.[5][6] Con tàu được chuyển giao cho Anh Quốc, và nhập biên chế cùng Hải quân Anh như là chiếc HMS Cotton (K510) vào ngày 8 tháng 11, 1943[5][6] dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Isaac William Trant Beloe.[6]
Lịch sử hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Cotton đã phục vụ trong vai trò hộ tống vận tải từ tháng 5 đến tháng 12, 1944, chủ yếu trên các tuyến hàng hải giữa Liverpool và Gibraltar. Sang năm 1945, nó hộ tống ba chuyến hộ tống vận tải vượt Đại Tây Dương sang Hoa Kỳ, và cũng nằm trong thành phần hộ tống cho Đoàn tàu JW 66, một đoàn tàu vận tải Bắc Cực đi sang Murmansk, Liên Xô vào tháng 4, 1945.[7] Trong chuyến đi này vào ngày 29 tháng 4, nó đã cùng các tàu frigate Loch Insh (K433) và Anguilla (K500) tấn công bằng mìn sâu và đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức U-286 trong biển Barents ngoài khơi bán đảo Kola, ở tọa độ 69°29′B 33°37′Đ / 69,483°B 33,617°Đ.[6] Đây là trận đấu pháo cuối cùng của Hải quân Đức trong cuộc chiến tranh, và toàn bộ 51 thành viên thủy thủ đoàn của U-286 đều tử trận.[8]
Cotton được chính thức hoàn trả cho Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 11, 1945,[5][6] nhằm giảm bớt chi phí mà Anh phải trả cho Hoa Kỳ trong Chương trình Cho thuê-Cho mượn (Lend-Lease). Do dư thừa so với nhu cầu về tàu chiến sau khi chiến tranh đã chấm dứt, nó được rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 1, 1946,[5] và bị tháo dỡ sau đó.[9]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Whitley 2000, tr. 309–310.
- ^ a b Friedman 1982, tr. 143–144, 146, 148–149.
- ^ a b c d Whitley 2000, tr. 151.
- ^ Elliott 1977, tr. 259.
- ^ a b c d e Helgason, Guðmundur. “HMS Cotton (K 510)”. uboat.net. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
- ^ Hague, Arnold (2009). “Convoy Database”. convoyweb.org.uk. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2011.
- ^ Helgason, Guðmundur. “U-286”. uboat.net. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2021.
- ^ “Bethlehem-Hingham, Hingham, MA”. shipbuildinghistory.com. 2010. Bản gốc lưu trữ 10 tháng Mười năm 2011. Truy cập 9 Tháng tư năm 2011.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Blair, Clay (2000). Hitler's U-Boat War: The Hunted, 1942–1945. New York: Modern Library. ISBN 0-679-64033-9.
- Collingwood, Donald (1998). The Captain Class Frigates in the Second World War. Barnsley, UK: Leo Cooper. ISBN 0-85052-615-9.
- Elliott, Peter (1977). Allied Escort Ships of World War II: A complete survey. London: Macdonald and Jane's. ISBN 0-356-08401-9.
- Franklin, Bruce Hampton (1999). The Buckley-Class Destroyer Escorts. London: Chatham Publishing. ISBN 1-86176-118-X.
- Friedman, Norman (1982). U.S. Destroyers: An Illustrated Design History. Annapolis, Maryland, USA: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-733-X.
- Manning, T. D.; Walker, C. F. (1959). British Warship Names. London: Putnam.
- Niestle, Axel (1998). German U-Boat Losses During World War II: Details of Destruction. Naval Institute Press. ISBN 1-55750-641-8..
- Rohwer, Jürgen; Hümmelchen, Gerhard (1992). Chronology of the War at Sea 1939–1945. London: Greenhill Books. ISBN 1-85367-117-7.
- Whitley, M. J. (2000). Destroyers of World War Two: An International Encyclopedia. London: Cassell & Co. ISBN 1-85409-521-8.